Một Chuyện Của Việt Kiều Về Quê

Ngôn ngữ, người dân, và xe máy là ba thứ mình sẽ không bao giờ quên: dưới đây là những sự cảm nhận về Việt Nam trong tôi.

Xin chào gia đình, bạn bè, và tất cả những người đang đọc bài này. Cho mình xin giới thiệu: Mình là Hiếu, gia đình mình sinh sống ở Mỹ nhưng hiện nay mình làm việc tại Việt Nam. Thông thường người ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu những thông tin cơ bản trước khi chuyển đến một đất nước mới. Nhưng mình thì không.

Mặc dù thời gian đầu mình cảm thấy việc hòa nhập không hề dễ dàng, mình chỉ có một mục đích trong tâm trí: tìm hiểu thêm. Tuy vậy, mình cũng cố gắng để đạt được mục tiêu mình tạo ra. Trong hai năm qua, mình được khám phá những nét đặc trưng về văn hóa nguồn gốc của mình bao gồm ngôn ngữ, dân tộc, và cuộc sống thường ngày. 

Thứ nhất là học và hiểu ngôn ngữ. Trước đây, như phần lớn các Việt kiều, khả năng tiếng Việt của mình còn “tệ hơn vợ thằng Đậu.” Không biết viết; không biết đọc; nói lơ lớ; nghe được ít hơn 25%. Mặc dù, mình là một Việt kiều điển hình, nhưng ước mơ của mình là trở thành bậc thầy tiếng Việt. Trước khi bắt đầu học, mình chỉ biết vài câu như “dạ hiểu,” “dạ không,” và “xin một tô phở lớn.” Vì chưa có phương tiện giao tiếp hiệu quả nên mình chỉ có 3 cách để nói chuyện với gia đình: (1) tiếng Anh, (2) chỉ trỏ, (3) không nói luôn (“khó quá bỏ qua” đúng không mấy bạn). Vì vậy, việc phát triển các mối quan hệ gặp nhiều khó khăn và mình hiếm khi nói chuyện với gia đình.

Đầu tháng 5 năm 2018, mình đã bắt đầu tập trung học 4 buổi mỗi tuần. Hiện tại mình học được hơn 12 tháng rồi, và mình có thể tự tin nói rằng “Mình hiểu tiếng Việt.” Hay chưa? Điều đó có nghĩa là mình giao tiếp được với những người thân trong cuộc sống của mình, quan trọng nhất là mẹ. Mình từng nghĩ mẹ là một người rất là bình thường, một trong những bà mẹ bình thường. Càng học tiếng Việt càng hiểu thêm về mẹ, mình thấy mẹ thật sự là một người rất giỏi, không bình thường chút nào. Điều này là một bất ngờ với mình, vì tự nhiên mình thấy là mẹ giống như người lạ mà mới gặp lần đầu. Hiện tại, mình có khả năng để hiểu lại khía cạnh hoàn toàn mới của mẹ và tất cả những người khác trong gia đình mình. Sao mình không bắt đầu từ nhiều năm trước vậy ta…

Thứ hai là học và hiểu văn hóa của dân tộc. Mặc dù quê của gia đình mình là Bến Tre nhưng khi mới tới VN, mình ở thành phố Vinh, Nghệ An (miền Trung). Đây mới chính là nơi mình được khám phá ngững điểm truyển thống của Việt Nam. Trong thời gian mình ở Vinh, mình từng làm ở trung tâm Anh ngữ và được làm quen tận mắt với sự thân thiện của người ở đó. Ví dụ, nếu mình bị bệnh, quản lý trung tâm tin liền chở mình tới bệnh viện thâm chí còn nấu cháo cho mình ăn. Cực kỳ tốt.

Người dân ở đây đối xử nhau như anh chị em. Cách giao tiếp của người Việt nhắc nhở mình đến nhân tình của thế giới. Phần lớn ai đều biết ở đây có rất nhiều người vô gia cư, nhưng ít người thấy được những người giúp đỡ cho họ là ai. Mình may mắn đã trải nghiệm được việc này khi một lần tận tay đi phát bữa tối và sữa cho những người đang sống trên đường. Đồng cảm và tôn trọng là hai từ mình sử dụng để diễn tả tính cách của tất cả những người dân nơi đây.

Thứ ba là mình cảm nhận được những thứ sẽ xảy ra trong một ngày thường. Quan trọng nhất là thời tiết. Khi nào đi đâu hay có công việc thì phải đề ý mặt trời. Đa số người Việt Nam thường thức dậy lúc 6h sáng sau khi mặt trời lên đỉnh và bắt đầu một ngày của họ. Làm việc vài tiếng và như nước Tây Ban Nha tại Châu Âu, người Việt cũng nghỉ trưa để trốn ánh nắng mặt trời. Mình nhận ra được lý do tại sao mà lại có quán cà phê cứ mỗi 100 mét, đó là để mọi người nghỉ trưa. Học sinh về nhà ăn cơm, nhân viên đi về ngủ, phái nam đi quán cà phê đánh bài, và mình… mình thì ngắm tất cả những hoạt động cuộc sống của họ.

Nói chung, mình đã hiểu được cuộc sống của những người cực kỳ thư thái. Việc này liên quan đến tiền và nhịp sống, cái gì cũng từ từ với lại không cần mau chóng, làm theo tốc độ riêng của họ. Đó là một trong những lý do người Việt luôn luôn trễ hẹn (lý do mình cũng vậy).  Mặc dù nhiều người nghĩ điều này như là làm biếng, nhưng nó chỉ đơn giản là để tiết kiệm. Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền, tiết kiệm sức lực. Vì vậy, mình có cảm giác là họ sẽ luôn luôn tìm một cách làm nhanh nhất nhưng chưa chắc có hiệu quả.

Cuối cùng, trong hai năm nay mình hiểu được sự quan trọng của cuộc phiêu lưu đi tìm nguồn gốc mình. Đi vòng quanh và trải qua các giác quan của Việt Nam;

động cơ quay của xe máy đua;
sự ngọt ngào của cà phê sữa;
mùi hương của không khí ô nhiễm;
sự ẩm ướt ở trên chiếc áo;
nhận thức về rác trên đường phố;

Trải nghiệm bằng thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác, mình được hiểu thêm về dân tộc của gia đình, thậm chí còn thấy được một phần con người mình.

Mình thấy rất may mắn vì được đi khắp vòng ba miền của Việt Nam. Mình thấy rất may mắn vì được làm quen nhiều người bạn thân. Mình thấy rất may mắn khi được có cơ hội để về đây.
Mình yêu Viêt Nam.

Hẹn gặp lại,
Bạn Hiếu

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s